Khách Ăn Càng Nhiều, Nhà Hàng Càng Lãi, Nhờ Áp Dụng Cả Kinh Tế Học Phần 2

  1. 1. Khách ăn càng nhiều, nhà hàng càng lãi, nhờ áp dụng cả kinh tế học phần 2
  2. 2. 1. Vì sao kinh doanh nhà hàng buffet là loại hình siêu lợi nhuận ?
    1. 1. 2. Buffet là một “đấu trường”
      1. 1. 2.2 Ứng dụng Tâm lý học: Thay đổi hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho nhà hàng

Khách ăn càng nhiều, nhà hàng càng lãi, nhờ áp dụng cả kinh tế học phần 2

1. Vì sao kinh doanh nhà hàng buffet là loại hình siêu lợi nhuận ?

- Tiền thu trước (doanh thu trả trước): Khách hàng thường phải thanh toán trước khi vào nhà hàng buffet, thường là một cố định giá. Điều này đảm bảo rằng nhà hàng có một lượng tiền đã được thu trước đó, không bị mất việc làm khách hàng không thanh toán sau khi sử dụng dịch vụ.

- Số lượng khách hàng lớn: Nhà hàng buffet thường có khả năng phục vụ số lượng khách hàng lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tăng thu trong mỗi buổi ăn.

- Chi phí cố định thấp: Do tính chất tự phục vụ của nhà hàng buffet, chi phí nhân công thường thấp hơn so với các loại hình nhà hàng truyền thống, nơi cần nhiều nhân viên phục vụ từng bàn.

- Kiểm soát lãi: Nhà hàng buffet có thể kiểm soát lỗi lãi dễ dàng hơn thông qua việc quản lý nguyên liệu và tồn tại kho. Họ có thể điều chỉnh số lượng thực phẩm tiêu chuẩn để đảm bảo không có lãng phí thực phẩm hoặc thiếu thực phẩm cho khách hàng.

- Khách hàng trung thành: Những người yêu thích nhà hàng buffet có thể trở thành khách hàng trung thành và quay lại thường xuyên, đặc biệt nếu họ cảm thấy hài lòng với chất lượng thực phẩm và dịch vụ.

2. Buffet là một “đấu trường”

Buffet là một “đấu trường” giữa các chủ nhà hàng và những thượng đế phàm ăn, nhưng với số nhà hàng buffet mọc lên như nấm sau mưa hiện nay, không khó để đoán được ai đang là người chiến thắng.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Giữa thập kỷ 70s và 80s, hàng loạt nhà hàng được mở ra đem đến cho các vị thượng đế vô vàn sự lựa chọn. Nhưng đi kèm với "hàng tấn" lựa chọn đó là sự cạnh tranh quyết liệt, tỷ lệ lợi nhuận giảm sút …

Kế hoạch: Mô hình "ăn bao nhiêu tùy thích" xuất hiện như một sự lựa chọn hoàn hảo với giá không cao nhưng đồ ăn "thả ga". Tuy nhiên, để tồn tại, các nhà hàng buffet phải áp dụng cả kinh tế học và tâm lý học để chiến thắng khả năng tiêu thụ của các thượng đế.

Kết quả: Buffet trở thành một trong những mô hình kinh doanh thực phẩm "siêu lợi nhuận", cung cấp cho khách hàng vô vàn sự lựa chọn từ bình dân đến cao cấp, từ buffet cơm trưa văn phòng đến buffet hải sản xa xỉ.

2.2 Ứng dụng Tâm lý học: Thay đổi hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho nhà hàng

Một khi các chiến thuật kinh tế ở trên đã được áp dụng, điều tiếp theo mà các chủ nhà hàng buffet cần làm là "thao túng" hành vi của người tiêu dùng để họ không "phá vỡ" quy tắc kinh tế trung bình. Đặc biệt là điều khiển những gì mà khách bỏ lên dĩa và hạn chế số lần họ đi lấy thêm thức ăn.

Hạn chế lượng thức ăn mỗi đĩa. Những dĩa sứ to hoặc tô cỡ lớn thường rất ít xuất hiện tại các nhà hàng buffet nhằm giảm lượng thức ăn trên mỗi lần "đi chợ" của khách. Trong một nghiên cứu gần đây, đối với những đồ dùng nhỏ hơn, số lượng đồ ăn trung bình mà khách hàng sẽ lấy trong cả buổi ăn buffet sẽ ít hơn tới 31%. Con số trên còn cao hơn đối với những nhóm đông, khi những người đi ăn nhiều lần sẽ sợ bị bạn bè của mình "đánh giá".

Thức uống khổng lồ. Ngoài đóng góp một phần lợi nhuận "đáng gờm" như đã nói ở trên. Nước uống là một trong những chiêu gần như "bắt buộc" khách hàng phải trả thêm tiền, vì không ai có thể ăn thoải mái mà chả có tý nước nào, và chả lẽ mình đã bỏ một khoản tiền đáng kể để đi ăn, mà lại tiếc vài chục nghìn cho một ly nước ư?

Dầu mỡ, rau củ và tinh bột thống lĩnh. Các món ăn ở buffet thường rất dư dả với số lượng dầu mỡ, rau củ và tinh bột "bao la", trong khi các phần thức ăn mắc tiền như hải sản, thịt bò hay đồ ngọt được chia ra thành những phần rất nhỏ.

Một số nhà hàng còn thông minh hơn khi bố trí một số nhân viên để "cắt giùm" đối với những món đắt tiền. Việc giao tiếp giữa người với người sẽ tạo nên một rào cản tâm lý, khiến khách hàng ngại yêu cầu một phần ăn lớn hơn, hoặc phải đối mặt với nhân viên đó nhiều lần.

Ngoài ra thì nhân viên túc trực và "cắt giùm" ở những món đắt tiền như steak và cá hồi sẽ tạo ra một hàng người đứng chờ, khiến khách hàng nhanh chóng di chuyển ra khỏi chỗ đó và rất ngần ngại khi muốn quay lại.

Đối với mô hình gọi món đến bàn, các món mắc tiền sẽ được chính nhà hàng hạn chế tần suất và số lượng ra món, khiến khách hàng không thể chờ đợi và tự làm no mình với những thực phẩm rẻ tiền hơn.

Bố trí thông minh. Ngoài ra thì cách bố trí thực phẩm và menu cũng là một chiến thuật khá hay của các nhà hàng buffet. Những món đạm mắc tiền như thịt bò và hải sản sẽ được "bao vây" bởi hàng chục các món rau củ rẻ tiền. Các vị khách không chỉ bị "lương tâm" hối thúc lấy thêm một số món rau củ để tốt cho sức khỏe, mà họ còn sợ ánh mắt của những người ăn chung khi "xồng xộc" đi vào chỉ để lấy món ăn mắc tiền nhất.

 

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Các loại chén dĩa để kinh doanh đồ ăn vặt

thotrang

Thứ Ba, 24 Tháng Mười 2023

Các loại chén dĩa để kinh doanh đồ ăn vặt
Các loại chén dĩa để kinh doanh nhà hàng Thái Lan

thotrang

Thứ Ba, 24 Tháng Mười 2023

Các loại chén dĩa để kinh doanh nhà hàng Thái Lan
Khách ăn càng nhiều, nhà hàng càng lãi, nhờ áp dụng cả kinh tế học phần 2
Chỉnh sửa ảnh liên kết